Chính sách đối nội Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg

Xem thêm thông tin: Phổ-Brandenburg
Tượng Quận công Friedrich Wilhelm I tại Cung điện Charlottenburg, BerlinTượng ông ở Fehrbellin, do Fritz Schaper tạc.

Nhờ vào thiên tài của ông, xứ Brandenburg đã xóa bỏ những hiểm họa vốn bùng phát kể từ thời vị Tuyển hầu tước yếu kém George William.[50] Đầu triều ông, lãnh địa Phổ - Brandenburg dù mở rộng, nhưng có dân số ít ỏi trở nên khó khăn, vì thế Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I quyết định phải xây dựng Quân đội.[1] Cũng nhờ có tài năng xuất chúng của ông, ngay từ năm 1644, ông đã xây dựng một đội quân chính quy thường trực đầu tiên trong lịch sử Phổ - Brandenburg.[51][52] Ông xóa bỏ đội quân đánh thuê, và, để bảo vệ lãnh địa giữa lúc cuộc chiến tranh Ba mươi năm vẫn chưa kết thúc, ông tuyển mộ binh sĩ từ các xứ Phổ, Cleves, hay Brandenburg, và lập nên một đạo quân chính quy thường trực với 5.500 binh sĩ. Trong đội quân này cũng có 500 Ngự lâm quân của nhà chúa.[5] Dựa theo hình mẫu của Đế quốc Hà Lan,[4] ông nổi tiếng vì đã thiết lập Quân đội Phổ - Brandenburg gồm 40.000 binh sĩ vào năm 1678, nhờ sự phò tá của Cục trưởng Joachim Friedrich von Blumenthal và Cục Quân nhu Phổ - Brandenburg. Ông cho lập các Trường Quân sự, phong các địa chủ Junker làm Sĩ quan Quân đội Brandenburg. Ông xây dựng lực lượng Quân đội Brandenburg chỉ trong vòng 20 năm, Quân đội Brandenburg được huấn luyện kỹ và có Kỷ luật cứng rắn.[1] Với 45.000 binh sĩ, Quân đội Phổ - Brandenburg trở thành lực lượng Quân đội lớn thứ tư của châu Âu thời đó, qua việc đưa xứ Brandenburg trở thành một liệt cường quân sự: đây là lực lượng Quân đội đánh bại quân Thụy Điển và xóa bỏ danh tiếng của Đế quốc Thụy Điển thời bấy giờ.[3][53] Vào thời đó, lực lượng Quân đội Brandenburg hùng mạnh với kỷ cương xuất sắc của ông trở thành một đội quân đặc biệt hùng tráng.[52][54]

Vị Tuyển hầu tước vĩ đại

Cũng như vua Pháp đương thời là Louis XIV, ông đặt niềm tin vào chế độ quân chủ tuyệt đối.[15] Sau khi giành chiến thắng trong chiến tranh, ông trị vì lãnh địa thái bình cho đến lúc qua đời, và tài năng của ông làm cho toàn bộ châu Âu phải thán phục, thậm chí có đến tai cả dân Thát Đát. Do đó, một phái bộ sứ thần Thát Đát đã đến yết kiến nhà chúa xứ Brandenburg.[46] Với lực lượng Quân đội Brandenburg trở nên vô cùng hùng mạnh, muôn dân Brandenburg trở nên hãnh diện, giờ đây không nước này dám gây chiến tranh khi chưa hề sai sứ thần đến yết kiến và hỏi ý vua quan xứ Brandenburg tại kinh đô Berlin.[55]

Dưới triều đại huy hoàng của ông, không những thành công hiển hách trong chính sách đối ngoại, chúa Brandenburg cũng không kém trong chính sách đối nội.[15][56] Với vị Tuyển hầu tước kiệt xuất Friedrich Wilhelm I, xứ Brandenburg hoàn toàn rở thành một Nhà nước quân chủ chuyên quyền, chỉ không hùng mạnh bằng nước Áo.[57] Việc vị chúa - thiên tài quân sự xây dựng bộ máy chính phủ quân chủ chuyên chế và mang lại ấm no cho trăm họ cũng là một lý do khiến người ta gọi ông là vị "Tuyển hầu tước vĩ đại".[58] Thời bấy giờ, vua quan Brandenburg đã bảo hộ chủ nghĩa trọng thương, tư bản độc quyền, tiền trợ cấp, thuế quan, và đổi mới nội bộ. Vào năm 1667, nhà chúa tiến hành cải cách thuế má: theo đó, ông buộc các thị trấn không thể tránh khỏi thuế đánh vào một số mặt hàng được sản xuất, bán và dùng trong nội địa. Đối với các vùng nông thôn, ông ban chiếu chỉ buộc dân phải đóng thuế trực tiếp.[16] Ông cũng dạy dân sản xuất khoai tây; do đó, thời bấy giờ người ta sản xuất đến hàng triệu giạ khoai tây trên đất Đức.[59]

Là một vị cha đáng kính của nhân dân Brandenburg - Phổ, ông không hề ăn chơi, mà cũng không hề keo kiệt.[60] Vào năm 1682, người ta thiết lập Công ty Phi châu ở xứ Phổ. Nhà chúa trở thành người có cổ phần đầu tiên của công ty này. Vài năm sau (1684), ông thiết lập các pháo đài quân sự ở xứ Guinea.[16] Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I không hổ danh là một Bismarck của nước Phổ thời đó, ông không những có tham vọng mở rộng bờ cõi đến Phi châu, mà còn mở rộng đến tận Vương quốc Ấn Độ. Không khác chi Thủ tướng Otto von Bismarck sau này, ông quan tâm đến Lực lượng Hải quân của lãnh địa Phổ - Brandenburg. Ông cho xây dựng Pháo đài Friedrichsburg gần bán đảo Cape Three Points vào năm 1683.[61]

Chúa Brandenburg cưỡi ngựa, tượng của Peter Breuer tại Kleve.

Triều đình Friedrich Wilhelm I cũng vời nhà triết học - luật học Samuel von Pufendorf tới kinh thành Berlin, trọng dụng ông này và ban cho ông này trọng trách ghi chép về triều đại lâu dài của nhà chúa[62]. Ông luôn thân hành đi khắp mọi nơi trên lãnh địa Phổ - Brandenburg, để mà xem xét dân tình, và xây đường, nhà thờ hay cầu, v.v...[59] Trong triều đình Friedrich Wilhelm I, vị chúa sáng suốt cũng phong một người Do Thái tên là Israel Aaron làm quan trọng thần.[63] Không những ông đã khôi phục lãnh địa Phổ - Brandenburg mà còn đưa lãnh địa của mình trở nên giàu mạnh hơn trước.[55] Sau khi vua Pháp là Louis XIV bãi bỏ chiếu chỉ Nantes mà đàn áp các tôn giáo khác, triều đình Friedrich Wilhelm I khuyến khích những người Pháp và người Walloon Huguenot tài giỏi đến xứ Phổ-Brandenburg theo chiếu chỉ Potsdam vào ngày 29 tháng 10 năm 1685:[64]

Đức Tuyển hầu tước xứ Brandenburg thừa nhận những quyền lợi, đặc quyền và những điều kiện thuận lợi khác của họ. Chúa công nhân từ sẵn sàng vời những người Pháp theo Kháng Cách đến sống tại lãnh địa này.

— Triều đình Friedrich Wilhelm I

Có ít nhất 20.000 tín đồ Huguenot đã đến lãnh địa Phổ - Brandenburg mà cư ngụ, và phát triển đất kinh kỳ Berlin.[15] Một số người sống tại Potsdam, và xây dựng Nhà thờ Pháp.[64] Chính sách này đã nâng cao thế lực của đạo Luther trên đất Đức,[16] đặt nền tảng cho sự phát triển của nền công nghiệp và kỹ nghệ lãnh địa. Cục trưởng Joachim Friedrich von Blumenthal đã khuyên ông miễn thuế cho tầng lớp quý tộc, đổi lại, họ đồng ý giải tán "Quốc hội các đẳng cấp". Theo chiếu chỉ của chúa vào năm 1653, ông công nhận quyền hành của các địa chủ đối với điền trang của họ, cũng như sự hiện hữu của chế độ chủ nô và củng cố uy quyền của nhà chúa.[4][16]

Ông cũng giúp dân dễ dàng đi lại giữa xứ Brandenburg và Công quốc Phổ bằng việc nối liền các đường sông bằng kênh đào (một kênh đào mang tên "Kênh Friedrich Wilhelm" được nối từ sông Oder cho đến sông Spree[59]). Sau này, những kiến trúc sư nước Phổ, chẳng hạn như Georg Steenke, đã áp dụng cơ cấu này. Không những thế, người ta vẫn còn áp dụng cơ cấu ấy ngày nay. Dưới triều đại Friedrich Wilhelm I, lãnh địa Brandenburg được mở rộng 1/100 diện tích, và dân số tăng từ 600.000 lên đến 1.500.000 người.[1] Không những là một vị lãnh chúa chu đáo, một vị tướng lĩnh sáng suốt, thông minh, quả cảm và táo bạo, ông còn là một nhà bảo trợ của nghệ thuật và khoa học, chính vì thế mà có nhận định cho rằng lịch sử thật đúng đắn khi mệnh danh ông là vị Tuyển hầu tước vĩ đại.[60] Ông cũng khuếch trương văn hóa, qua việc thiết lập một thư viện tại kinh đô Berlin và một Trường Đại học tại Duisburg.[65]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg http://www.infoplease.com/ce6/people/A0819576.html http://dictionary.sensagent.com/WALHALLA/sv-sv/ http://www.potsdam.de/cms/beitrag/10033178/495513/ http://www.1911encyclopedia.org/Frederick_William http://www.archive.org/stream/frederickgreat00brac... http://www.historyofwar.org/articles/battles_fehrb... http://www.worldcat.org/title/french-revolutionary... http://catalogue.pearsoned.co.uk/catalog/academic/... http://books.google.com.vn/books?ei=FYjrTL_dLsHBce... http://books.google.com.vn/books?ei=RpfrTJLXMceXcb...